(GDVN) - Sự lựa chọn ngành học của thí sinh luôn là một kết quả đúng cho phép thử về định hướng giáo dục. Dù cho kết quả ấy lại là hệ quả của một hướng đi lệch.
Tất cả các ngành nghề được đào tạo đều phục vụ cho con người với các giá trị, mục đích nhân văn. Tuy nhiên, ngay tại cái gốc của mình, nơi đào tạo các môn khoa xã hội nhân văn hiện nay lại đang là nơi yếu nhất.
Đóng vai trò là chất kết dính các lĩnh vực xã hội, bồi đắp nhân cách con người nhưng những ngành xã hội nhân văn lại là ngành thu nhập thấp nhất. Người làm nghề thường phải tự an ủi bằng thứ “doping” tâm huyết nếu không muốn rơi vào “trầm cảm” thu nhập. Vì lẽ đó nó không thu hút được tài năng để tạo ra sức cạnh tranh, đào thải những gì kém chất lượng.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận sự việc một cách khách quan, nhiều lĩnh vực trong xã hội đang rất cần những cán bộ ngành khoa học xã hội nhưng thực tế là sinh viên ngành này khó đáp ứng được sự kì vọng của họ.
Ví như cử nhân xã hội yếu về ngoại ngữ nên không thể làm việc với các tổ chức xã hội nước ngoài. Sinh viên ngữ văn nhưng không phải ai cũng am hiểu về âm nhạc, không thành thạo diễn thuyết trước đám đông để làm công tác phong trào. Cử nhân lịch sử thuộc làu làu kiến thức trong sách nhưng lúng túng khi bước vào thực tế; cử nhân văn học nhưng lại không thiết tha đọc những tiểu thuyết quan trọng của chương trình văn học… Như thế liệu có phải các ngành xã hội nhân văn bị mất giá hay chính chúng ta đang tự làm rớt giá của mình?
Giaoduc.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét