Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Xét tuyển Đại học - Cao đẳng: Đừng vội chê cổng phụ


(GDVN) - Nếu bạn đã từng trượt vỏ chuối, thì hãy cân nhắc liệu mình có nên tiếp tục ôn thi lại hay là chọn những trường xét tuyển. Nếu phần điểm thiếu của bạn năm trước dao động từ 1-2 điểm, thì có thể “chiến đấu” tiếp.
Bạn sẽ “được nhiều hơn mất” nếu chọn những trường xét tuyển thay vì phải đỗ NV1 cho bằng được. 

Một điểm rất mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay là sẽ không còn NV2, NV3 như những năm trước. Thay vào đó, các trường được chủ động trong việc xét tuyển và thời gian xét tuyển kéo dài cho đến khi nào đủ chỉ tiêu mới thôi. Có thể ví đây như “cổng phụ” dành cho các sĩ tử nếu chẳng may trượt nguyện vọng chính thức. Tuy nhiên, không ít bạn vẫn cho rằng: “Thi là phải đỗ. Không đỗ thì ở nhà chứ nhất định không tham gia xét tuyển”. Nhưng thực ra “cổng phụ” sẽ mang đến cho bạn nhiều cái lợi hơn là mất đấy nhé.

Mác “sinh viên” rất oai
Lực học của bạn chỉ ở mức trung bình khá, thời gian lại gấp rút nên nếu cứ “nhằm thẳng NV1 mà bắn” thì nguy cơ “trật bia” là rất cao. Một cánh cổng phụ sẽ tốt hơn cho bạn lúc này. Bởi ít ra, nó cũng đảm bảo là bạn sẽ có một tấm bằng làm hành trang xin việc sau khi ra trường. Hơn nữa, biết đâu trong quá trình học, bạn mới nhận ra đây là ngành thực sự phù hợp với mình thay vì ngành “cực hot” đã đăng ký ở nguyện vọng chính thức thì sao?
Đi đường vòng không có nghĩa là bạn kém cỏi
Đừng vội cho rằng vào CĐ thì tương lai sẽ không sáng sủa như vào ĐH. Đơn giản là vì các trường CĐ hiện nay đều có hệ liên thông lên ĐH. Sau khi hoàn thành chương trình, bạn vẫn được cấp bằng cử nhân như thường mà chẳng “dính dáng” gì đến điểm xuất phát trước đó. Nói tóm lại, một bảng điểm đẹp cùng với kiến thức tích lũy từ kinh nghiệm thực tế mới là điều nhà tuyển dụng quan tâm chứ chẳng phải vì ngôi trường bạn theo học quá đình đám đâu.
Thi lại chưa chắc bạn đã đỗ
Nếu bạn đã từng trượt vỏ chuối, thì hãy cân nhắc liệu mình có nên tiếp tục ôn thi lại hay là chọn những trường xét tuyển. Nếu phần điểm thiếu của bạn năm trước dao động từ 1-2 điểm, thì có thể “chiến đấu” tiếp. Nhưng với khoảng cách khá xa, bạn nên nghiêng về giải pháp nào an toàn hơn. Đừng mạo hiểm quá sức mình kẻo lại dẫm tiếp lên “vết xe đổ” thì mất công sức, thời gian và phí cả chất xám lắm đấy.

Thi ĐH là một cuộc chiến khắc nghiệt. Nhưng nhìn ở một góc độ khác, nó giống như một cuộc đấu trí. Sự thông minh không phải lúc nào cũng là con “át chủ bài”. Trái lại, sự khôn khéo, biết người biết ta và một chút may mắn mới giúp bạn làm nên chuyện và thành công trên con đường thi cử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét