Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Nghị luận về tư tưởng của bài ca dao: “ Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”


Đề : Nghị luận về tư tưởng của bài ca dao:

“ Ta về ta tắm ao ta 

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”


BÀI LÀM 

Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã đúc kết được bao nhiêu kinh ngiệm trong thực tế cuộc sống xã hội cũng như trong lao động sản xuất . Những kinh nghiệm quý báu đố đã được đưa vào kho tàng ca dao, tục ngữ . Câu ca dao :“ Ta về ta tắm ao ta 
/ Dù ttrong dù đục ao nhà vẫn hơn” đã cho chúng ta một lời khuyên sâu sắc về tinh thần độc lập tự chủ, tâm trạng yêu quý những cái của ta, do ta làm chủ không phụ thuộc vào người khác .


“ Ta về ta tắm ao ta 

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”

Câu ca dao đã dùng hình ảnh gần gũi, dể hiểu như lời nói hằng ngày của người nông dân : Hãy về tắm ao nhà mình dù nước có trong hay vẫn đục hơn nơi khác . Qua hình ảnh thơ này tác giả dân gian muốn khuyên mọi người : Con người ai cũng có gia đình, xã hội, môi trường sống của mình ; phải biết trân trọng môi trường sống của mình, sử dụng những cái vốn có của mình hơn là đi nhờ vả, sử dunhj của người khác. Câu ca dao muốn dề cao ý thức độc lập, không phụ thuộc vào người khác . Những gì thuộc về quyền làm chủ của ta ta nên quý trọng và sử dụng nó .

Với nội dung trên , câu ca dao vừa có mặt đúng, vừa có mặt còn hạn chế . Trước tiên ta hãy bàn về mặt đúng của vấn đề . ” Ao ta” thuộc quyền sở hữu của ta, ta có thể tắm thoải mái , tự do không e dè khi phải tắm nhờ ao của người khác . Trong cuộc ssống cũng vậy,sử dụng những gì của mình vẫn thích hơn là đi mượn của người khác. . Mặt khác nhà mình có ao thì mình tắm , xã hội mình có sản phẩm thì mình dùng ; đi sử dunhj của người khác trong khi mình cũng có thứ đó là hành động thiếu tôn trọng xã hội mình, coi thường chính bản thâm mình . Ấy là chưa kể đến việc almf cho “ao nhà” bẩn đi vì khônbg được sử dụng, tu sửa. Trong hoàn cảnh mở cửa hiện nay , hàng ngoại ngập ttràn , canh tranh với hàng nội , các cấp cũng đã nêu câu ca dao trên để động viên nhân dân dùng hàng nội . Theo em, đây là một chủ trương đúng đắn, vì ta dùng hàng của ta tức là tâ trân trọng danh dự của chính ta, quý trọng sức lao động của bảnt thân . Nếu được tiêu thụ nhiều , hàng hóa sẽ được sản xuất nhiều và do đó ngày càng được cải tiến tốt hơn lên. Nhờ đó “ ao nhà” ngầy càng sạch, nền kinh tế của nước nhà ngày càng phát triển .

Đối với những người con xa quê hương, xa tổ quốc , nội dung câu ca dao trên càng có ý nghĩa sâu sắc. Sống trên đất nước người , họ có thể có cuộc sống vật chất khá hơn trên quê hương mình . Nhưng nước người vẫn là “ao” của người khác . Làm sao họ có thể thích ứng hoàn toàn với phong tục tập quán, vớia cách sống, cách sinh hoạt của miền đất lạ. Làm sao họ có thể tìm được hồn quê hương dù là trong khoảnh khắc ở những con người xa lạ. “ Ta về ta tắm ao ta” , nhiều Việt kiều xa quê hương nhưng tâm hồn luôn hướng về tổ quốc. nhiều người đã trở về sống với mãnh đất thương yêu để tìm nguồn an ủi, sự cảm thông và sự gắn bó máu thịtnơi chôn nhau cát rốn .Rõ ràng câu ca dao đã là lời khuyên chân thành , lời chỉ bảo đúng đắn cho mỗi người Việt chúng ta .

Tuy nhiên nội dung câu ca dao cũng còn có mặt hạn chế . Như hần trên đã bàn, câu ca dao khuyên ta phâỉ tắm ao ta, phải sử dụng những cái của ta và lời khuyên đó là đúng là hợp đạo lí . Nhưng câu ca dao lại nêu: “ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” thì thật là chưa thỏa đáng . Nếu “ ao nhà” ta đục, xã hội ta trì trệ, lạc hậu thì làm sao có thể “vẫn hơn” được. Chẳng nhẽ ta cứ an phận tắm nước ao đục, cứ an phận ssống trong xã hội nghèo nàn, lạc hậu mãi hay sao? Ta không nên bảo thủ, không nên bằng lòng với cuộc sốnga nghèo nàn lạc hậu, càng không nên coc tâm lí tự cao mù quáng cho rằng cái gì của mình cũng nhất , cái gì của ta thì hơn tất cả mọi người. Hiện nay trong xã hội không ít người còn quan niệm lạc hậu như vậy. Thậm chí có người còn cho rằng ta phải ssống trong cái xã hội xủa tavới tát cả các hiện trạng “ trong” “ đục” vốn có của nó, vì sống như thế mới không lai căn, sống như thế mới là dân tộc. Không phải phân tích nhiều ta cũng thấy quan niệm đó là bảo thủ , vô trách nhiệm đối với xã hội, đói với chính mình. Quan niệm đó sẽ làm xã hội trì trệ, cuộc ssống nghèo nàn. Trở lại với cuộc vận động dùng hàng nôị hóa hiện nay. Nếu ta lại vận động nhân dân dùng hàng nội với khẩu hiệu: “ Dù tốt dù xấu cũng là hàng của ta”, vẫn hơn hàng ngoại thì cuộc vận động sẽ hoàn toàn thất bại, sẽ không lôi kéo được đông đảo quần chúng . Vì trong thời buổi hàng hóa tràn ngập thị trường. Không ai dại gì đi dùng hàng xấu, hàng đắt dù những thứ ấy là của ta đi chăng nữa. Rõ ràng quan niệm “ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” Không còn phù hợp với thực tiễnvới xã hội ngày nay, càng không phù hợp với đường lối mở cửa,đổi mới để phát triển không ngừng của chúng ta nữa .

Vậy chúng ta phải nhận thức vấn đề này như thế nào cho đúng , cho phù hợp ? Chúng ta không chấp nhận quan niệm an phận” dù trong dù đục” vẫn cứ tắm ao nhà, không có nghĩa là tâ đồng tình với thái độ lẫn tránh, bỏ đi sống ở nơi khác khi quê nhà còn nghèo nàn lạc hậu. Nhận thức đúng đắn nhất hiện nay là phải tôn trọng, sử dụng cái của ta với thái độ “ Khơi trong gạn đục” Như một đồng chí lãnh đạo Đảng ta trước đây đã nói :

“ Ta về ta tắm ao ta 
Khơi trong gạn đục ao nhà vẫn hơn”

( Nguyễn Văn Linh )

“Khơi trong gạn đục”tức là phải phát huy cấi tốt, cái đẹp , tức là làm cho cái tốt, cái đẹp càng ngày càng phát triển ; đồng thời loại trừ cái xấu, cái bẩn ra khỏi xã hội của chúng ta. Ta nên sử dụng những cái vốn có của ta, không nên đùng của người khác , đồng thời ta cũng phải học tập người,nâng cao chất lượng những cái vốn có của mình. Ta phải tắm ở ao nhà ,ta phải sống ở đất nước của mình,đồng thời phải mở cửa học tập người để cải tạo “ ao nhà” , cải tạo đất nước, để “ao nhà” trong mát hơn, đất nước giàu mạnh hơn. Mặt khác, tôn trọng mình, sử dụng những thứ của mình, không có nghĩa là bài ngoại, không được dùng những thứ do người khác sản xuất . Đất nước ta đang ở giai đoạn đầu của sự nghiệp xây dựng, chúng ta chưa làm được nhiều thứ. Nếu ta chỉ dùng những thứ cho ta sản xuất chẳng khác náo ta tự bó tay ta. Chỉ có điều khi ta sử dụng những thứ của người khầcm ta chư có . Ta không nên sùng ngoại dẫn đến chỗ lệ thuộc vào người khác, làm mất quyền tự chủ của mình .

Tóm lại câu ca dao đã cho ta một bài hócâu sắc về sự gắn bó giữa chúng ta với những gì là của mình, của quê hương mình.. Cả mặt đúng và mặt hạn chế của câu ca dao đề là những lời khuyên, những gợi ý quý giá đối với từng người và đối với cả dân tộc ta trong qua trình xây dựng cuộc sống độc lập tự chủ. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta kế thừa và phát triển những kinh nghiệm quý của người xưa, vận dụng sáng tậo vào tình hình mới, chắc chắn rằng nội dung câu ca dao vẫn còn có tác dụng tích cửctong sự nghiệp xây dựng tổ quốc XHCN đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta .

( Dựa theo bài kiểm tra tại lớp của Đặng Hoài Thu
HS lớp 9 trường THCS Trần Đăng Ninh, Nam Định- Năm học 1992 – 1993)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét