Biết tự trọng là gì?
Trong truyện ngắn “ Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải , nhân vật bà Hiền bằng lòng để người con trai đầu của mình ra trận , đã nói : “ Nó dám đi cũng là biết tự trọng” . Theo anh / chị , “ biết tự trọng” là gì ? và điều đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống ngày nay?
1/ Mở bài :
- Có một vấn đề quan trọng trong đạo lí con người nhưng hình như nhiều lúc bị lãng quên : lòng tự trọng.
- Như để nhắc nhở mọi người , trong một tác phẩm của mình , truyện ngắn “ một người Hà Nội , nhân vật ba Hiền nói về việc bà bằng lòng để người con trai đầu của mình ra trận trong những năm chiến tranh , đã nói “ Nó dám đi cũng là biết tự trọng”
2/ Thân bài :
a/ Đau đớn mà bằng lòng cho con trai đi ra trận vì “ nó đi cũng là biết tự trọng” , người mẹ ấy hiểu như thế nào là lòng tự trọng.
- Làm điều mà mình có nghĩa vụ phải làm : đánh giặc giữ nước là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người dân đối với đất nước . làm một thanh niên phải đứng hàng đầu của của cuộc sống.
- Không sống dựa vào công lao và sự hi sinh của người khác.
- Không để mình phải chịu nổi hổ thẹn vì mặc cảm mình là kẻ hèn nhát , kẻ hèn kém hơn người khác , không xứng đáng sống bằng người khác …
- Bằng lòng cho con trai ra trận không chỉ thể hiện sự tôn trọng một phẩm chất của con người mà còn khẳng định phẩm chất của một người mẹ biết dạy con . Trong những điều cần tạo nên cho nhân cách một con người , có một điều rất cần là lòng tự trọng.
b/ Lòng tự trọng có còn là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống hôm nay ?
- Dù ở thời điểm nào , lòng tụ trọng vẫn là một phẩm chất của con người . về cốt lõi thì không có gì thay đổi có khác chăng thì đó là những cách ứng xử trong hoàn cảnh cụ thể của xã hội , trong những vị thế cụ thể của từng người . Lòng tự trọng, hiểu một cách đày đủ , chính là có ý thưc về mình, tự mình tôn trọng mình, coi trọng danh dự của mình .
+ Tự nguyện làm những việc phải làm , quyết không làm những việc không được làm , không nên làm.
+ Tự nhận những gì mình xứng đáng được hưởng , quyết không thụ hưởng những gì không phải của mình , vật chất cũng như tinh thần , không đánh cắp thành quả của người khác.
- Biết tự trọng, người ta sẽ không làm những điều dối trá , tuy người khác không biết nhưng chinh mình biết rõ.
+ Một trí thức biết tự trọng sẽ không đánh cắp tri thức của người khác làm tri thức của mình.
+ Một học sinh biết tự trọng sẽ không gian dối trong học tập và thi cử .
+ Một công chức nhà nước tự trọng thì biết tự giac hoàn thành nhiệm vụ không lợi dụng chức vụ để tư túi.
+ Một công dân tự trọng sẽ biết tự giác tôn trọng pháp luật.
+ Một con người biết tự trọng sẽ không phản bội lòng tin của người khác.
c/ Lòng tự trọng không chỉ là phẩm chất tạo nên giá trị cho mỗi con người mà còn tác động đến XH.
- Ngày nay , có rất nhiều người , nhiều việc biểu hiện thiếu lòng tự trọng.
+ Học sinh tìm cách quay cóp trong các kì thi , sinh viên chép lại luận văn mỗi kì tốt nghiệp.
+ Ngoài dường, khi tham gia giao thông người ta hay đi vào đường ngược chiều hay vượt đèn đỏ một cách tự nhiên khi không có cảnh sát , người ta đổ rác sang nhà người bên cạnh.
+ Nơi công sở , người ta làm việc riêng hay dùng điện thoại cơ quan để trò chuyện hàng giờ
+ Nơi công cộng , người ta gây phiền hà cho mọi người , không có ý thức giữ vệ sinh , bảo vệ môi trường.
- Tác hại đầu tiên đến ngay trong gia đình.
+ Một người cha hay người mẹ chở con đi học , sẵn sàng phạm luật giao thông , vậy có thể dạy lòng tự trọng cho con cái không ?
+ Một gia đình không biết tôn trọng nhau làm sao có thể tạo nên những con người tự trọng .
- Tác hại từ xã hội :nếu có quá nhiều người thiếu lòng tự trọng thì :
+ Xã hội sẽ đầy những kẻ dối trá , sẵn sàng đạp lên những nguyện tắc tốt đẹp giữa người với người.
+ Xã hội sẽ đầy những đồ giả từ danh xung cho đến bằng cấp , vị thế.
+ Con người ta sẽ bỏ mất nhiều gái trị đạo đức khác nữa.
3/ Kết bài :
- Mỗi con người hôm nay đều cố gắng tiến lên trên con đường sự nghiệp của mình , có được thành công mới từng ngày.
- Để thành công vũng chắc , xứng đáng với thành công , đừng quên nhắc nhở mình “ Phải biết tự trọng!”
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét