TƯ TƯỞNG HCM là gì? Dùng lý luận và thực tiễn làm rõ cơ sở hình thành TT HCM.
* Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến CMXHCN, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
* Dùng lý luận và thực tiễn làm rõ cơ sở hình thành TTHCM
1- Cơ sở khách quan
a) Bối cảnh lịch sử hình thành TTHCM
- Bối cảnh lịch sử VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
+ Trước sự xâm lược của TD Pháp (1958) triều đình pk nhà Nguyễn đã từng bước nhân nhượng đầu hàng, cuối cùng bán nước ta cho thực dân Pháp, thừa nhận nền bảo hộ của TD Pháp trên toàn cõi VN
+ Cuối thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu Cần Vương do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hệ tư tưởng pk đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử.
+ Các cuộc khai thác thuộc địa của TD Pháp đã làm cho xã hôi nước ta có sự chuyển biến và phân hóa sâu sắc.
+ Sang đầu thế kỷ XX dưới ảnh hưởng của các trào lưu cải cách ỏ Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào nước ta làm cho các phong trào yêu nước của nhd ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là các phong trào của PBC, Phan Chu Trinh. Song do đường lối đấu tranh chưa đúng đắn nên các phong trào này cũng lần lượt thất bại.
+ Sự thất bại này đã đặt ra cho các phong trào yêu nước của nhd ta những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX muốn thắng lợi phải đi theo một con đường mới.
- Bối cảnh thời đại(quốc tế)
+ Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới, CNĐQ đã trở thành kẻ thù chung của nhd các nước thuộc địa.
+ Trong quá trình xâm lược các nước nhược tiểu ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, sự bóc lột pk trước kia vẫn được duy trì nhưng bao trùm lên nó là sự bóc lột TBCN.
+ Các phong trào đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước TB cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã dẫn đến một cao trào mới của CMTG với đỉnh cao là CMT10 Nga năm 1917.
+ Từ sau cuộc CM T10 Nga, với sự ra đời của Quốc tế cộng sản(3/1919) phong trào công nhân các nước TB Phương Tây và phong trào gpdt ở các nước thuộc địa Phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ.
b) Những tiền đề về tư tưởng- lý luận
- Giá trị truyền thống dân tộc
+ Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý của dt VN đó là:
• Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất, tự lực, tự cường để dựng nước và giữ nước được hun đúc qua hang ngàn năm lịch sử.
• Tinh thần cố kết cộng đồng, đoàn kết, ý thức dân chủ xuất hiện và được nuôi dưỡng trong quá trình dựng nước, giữ nước và đã trở thành giá trị truyền thống tốt đẹp của dt.
• Truyền thống dũng cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động, sản xuất, chiến đấu.
+ Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dt.
+ Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc dục Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, tìm sức sống cho cuộc đấu tranh của dt VN.
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Tinh hoa VH Phương Đông là một trong những cơ sở hình thành TTHCM. Trong suốt cuộc đời mình HCM luôn coi trọng việc tìm tòi, nghiên cứu, chắt lọc những yếu tố tinh túy, tích cực của văn hóa Phương Đông:
• Đối với Nho giáo: Người tiếp thu những yếu tố tích cực như: triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời…
• Đối với Phật giáo: Người tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn…là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện, là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp, là việc đề cao lao động, chống lười biếng…
• Sau này khi trở thành người cộng sản, Người vẫn tiếp tục tìm hiểu về VH Phương Đông, đặc biệt là những trào lưu tư tưởng mới ở Ấn Độ và Trung Hoa mà điển hình là chủ nghĩa Găng-đi và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
+ Văn hóa Phương Tây là một bộ phận quan trọng của VH nhân loại và là một trong những cơ sở hình thành TTHCM:
• Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tp của các nhà khai sáng như Vôn-te, Rút-xô, Mông-téc-xki-ơ.
• Tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp,các giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hp của Tuyên ngôn đl ở Mỹ năm 1776.
=> Vh PT là một trong những cơ sở hình thành TTHCM, qua HCM những tri thức VH đó được vận dụng, bổ sung, có thêm nội dung mới trở thành giá trị vĩnh hằng của nhân loại.
- Chủ nghĩa M- L
+ Việc tiếp thu CN M-L ở HCM diễn ra trên nền tảng của những tri thức VH tinh túy được chắt lọc, hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dt VN.
+ Việc tiếp thu CN M-L ở HCM lúc đầu chỉ là cảm tính, Người viết: Lúc đầu tôi ủng hộ CMT10 chỉ là theo cảm tính tự nhiên…Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã gp đồng bào mình…Tôi tham gia Đảng xh Pháp chẳng qua là vì các ông bà ấy đã tỏ đồng tình với tối, với cuộc đtr của các dt bị áp bức, còn Đảng là gì, xh và CNCS là gì thì tôi chua hiểu.
+ Từ những nhận thức ban đầu về CN M-L và đặc biệt là sau khi đọc luận cương của Lênin về vấn đề dt thuộc địa, HCM đã tiến dần tới nhận thức lý tính, trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn để rồi tiếp thu học thuyết của các ông một cách có chọn lọc, không giáo điều. Người tiếp thu lý luận M-L theo phương pháp mácxit, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa M-L để giải quyết các vấn đề thực tiễn của CMVN, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở.
2- Nhân tố chủ quan
- Khả năng tư duy và trí tuệ HCM
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, HCM đã khám phá các quy luật vận động xã hội, đs Vh và các cuộc đấu tranh của các dt trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận của HCM mang giá trị khách quan, CM và khoa học
- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
+ Đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật, sự việc xung quanh.
+ Đó là bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.
+ Đó là sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sỹ cộng sản nhiệt tình CM, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sang chịu đựng hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét