Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Eurowindow

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Eurowindow

Trích dẫn
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY EUROWINDOW VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 6
1. Giới thiệu chung về công ty 6
1.1. Thông tin chung về công ty: 6
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 7
1.3. Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty: 10
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm tại công ty Eurowindow 11
2.1 Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật bên trong doanh nghiệp 11
2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm: 11
2.1.2 Đặc điểm về nguyên vật liệu: 12
2.1.3 Đặc điểm về lao động: 12
2.1.4 Đặc điểm về tài chính: 15
2.1.5 Đặc điểm về công nghệ: 16
2.2. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật bên ngoài doanh nghiệp 17
2.2.1 Đặc điểm về thị trường: 17
2.2.2 Đặc điểm về khách hàng: 18
2.2.3 Đặc điểm về môi trường kinh doanh: 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 20
TẠI CÔNG TY EUROWINDOW 20
I. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm 20
1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 20
1. Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh: 21
2. Đánh giá về quy mô sản xuất: 22
3. Đánh giá về thị trường: 22
4. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay: 23
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 25
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý 25
2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo các phương thức tiêu thụ 27
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ 28
3.1. Chất lượng sản phẩm và giá cả của sản phẩm: 28
3.2. Hệ thống kênh phân phối: 29
3.3. Các chính sách tiêu thụ và hỗ trợ tiêu thụ 30
3.3.1. Chính sách sản phẩm: 30
3.3.2. Chính sách marketing: 31
3.4. Công tác tổ chức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng: 32
II. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty Eurowindow 35
1. Những mặt đã đạt được: 35
2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân: 46
III. Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Eurowindow 48
1. Thuận lợi: 48
2. Khó khăn và nguyên nhân chính: 49
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY EUROWINDOW 50
1. Phương hướng chung của công ty: 50
2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty Eurowindow 53
2.1. Các giải pháp trước mắt 53
2.1.1 Không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm: 53
2.1.2 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên: 56
2.2. Các giải pháp dài hạn 56
2.2.1 Mở rộng mạng lưới tiêu thụ: 56
2.2.2 Không ngừng duy trì và phát triển thương hiệu: 58
KẾT LUẬN 59

PDF


WORD

Báo cáo Phân tích chiến lược công ty


Báo cáo Phân tích chiến lược công ty - Môn quản trị chiến lược
Báo cáo Phân tích chiến lược công ty - Môn quản trị chiến lược Báo cáo bao gồm nội dung sau đây: - Tổng quan về công ty giới thiệu công ty ý nghĩa logo lịch sử hình thành và phát triển các thành tự đạt được - Phân tích sứ mệnh viễn cảnh phân tích sứ mệnh phân tích viễn cảnh ... 

Mở rộng CVTD tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU .................................................. ............................................. 1
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về CVTD của NHTM ............................... 2
1.1) Khái niệm, đặc điểm và đối tượng của CVTD ......................................... 2
1.1.1) Một số khái niệm liên quan .................................................. ............. 2 
1.1.2) Đặc điểm của CVTD .................................................. ....................... 3
1.1.3) Đối tượng của CVTD .................................................. ...................... 3
1.1.4) Nguyên tắc CVTD .................................................. .......................... 3
1.1.5) Điều kiện CVTD .................................................. ............................. 4
1.2) Vai trò của CVTD .................................................. ................................. 4
1.3) Các hình thức CVTD .................................................. ............................ 5
1.3.1) Căn cứ vào phương thức hoàn trả .................................................. ... 5
1.3.2) Căn cứ vào mục đích vay .................................................. ................ 5
1.3.3) Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ ................................................. 6
1.4) Quy trình CVTD .................................................. ................................... 6
1.5) Các nhân tố ảnh tới khả năng mở rộng họat động CVTD của NHTM ... 8
1.5.1) Nhóm các nhân tố khách quan .................................................. ........ 8
1.5.2) Nhóm các nhân tố chủ quan .................................................. ............ 10
Chương 2: Thực trạng họat động CVTD tại CN Thăng Long .................. 12
2.1) Khái quát các họat động chung của NHNo &PTNT CN Thăng Long ..... 12
2.1.1) Kết quả họat động tài chính .................................................. ........... 12
2.1.2) Kết quả họat động tín dụng .................................................. ............ 13
2.1.3) Một số kết quả họat động kinh doanh khác ..................................... 15
2.1.3.1) Tình hình thanh toán quốc tế .................................................. ... 15
2.1.3.2) Tình hình kinh doanh ngọai tệ .................................................. .. 16
2.2) Thực trạng họat động CVTD tại CN Thăng Long ................................... 17
2.2.1) Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế ............................ 17 
2.2.2) Tình hình họat động CVTD .................................................. ............ 17
2.2.2.1) Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay ........................ 18
2.2.2.2) Tình hình dư nợ CVTD theo thời hạn ......................................... 18
2.2.2.3) Tình hình dư nợ CVTD theo đối tượng ....................................... 19
2.2.2.4) Số lượng KH tham gia CVTD .................................................. ... 20
2.2.2.5) Tình hình dư nợ quá hạn CVTD ................................................. 20
2.3) Đánh giá khái quát thực trạng CVTD tại CN .......................................... 21
2.3.1) Một số kết quả đạt được .................................................. ................. 21
2.3.2) Một số tồn tại và nguyên nhân .................................................. ....... 23
Chương 3: Một số giải pháp mở rộng CVTD tại CN Thăng Long ............ 24
3.1) Mục tiêu và định hướng mở rộng họat động CVTD tại CN Thăng Long 24
3.2) Một số giải pháp nhằm mở rộng CVTD của CN Thăng Long ................ 25
3.2.1) Thắt chặt mối quan hệ với KH truyền thống đi đôi với việc khai thác KH tiềm năng .................................................. .................................................. ........... 25
3.2.2) Cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng ................................................. 26
3.2.3) Mở rộng mạng lưới CVTD .................................................. .............. 26
3.2.4) Đẩy mạnh họat động marketing Ngân hàng ...................................... 27
3.2.5) Quan tâm chú trọng trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ .............. 27
3.2.6) Triển khai ứng dụng công nghệ công nghệ ngân hàng tiên tiến .......... 28
3.3) Một số kiến nghị .................................................. ................................... 28
3.3.1) Kiến nghị đối với NH Nhà nước .................................................. ...... 28
3.3.2) Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam .................................... 29
KẾT LUẬN .................................................. ................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Hoặc

pdf

word

Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành

Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành

Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành (bắt đầu: 1821?, kết thúc: 1827) là cuộc nổi dậy do Phan Bá Vành lãnh đạo nhằm chống lại đường lối cai trị của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. 1. Bối cảnh & nguyên nhân: Mặc dù các vua đầu triều Nguyễn có nhiều cố gắng, nhưng các mặt nông, công, thương,... đều suy đốn và đình trệ, làm cho các tầng lớp nhân dân mà đại bộ phận là dân lao động nghèo lâm vào cảnh sống ngày càng cơ cực.


Khởi nghĩa Cao Bá Quát


KHỞI NGHĨA CAO BÁ QUÁT

Khởi nghĩa Cao Bá Quát hay Khởi nghĩa Mỹ Lương (sử cũ gọi là Giặc Châu Chấu [1]) là tên gọi một cuộc khởi nghĩa do Lê Duy Cự làm Minh chủ, Cao Bá Quát (1809-1855) làm Quốc sư, đã nổ ra tại Mỹ Lương thuộc Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội,


Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

ai lầm thường gặp khi thực tập

Hãy tận dụng tối đa cơ hội này bằng cách tránh những sai lầm dưới đây:

Không đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là cách thể hiện bạn thật sự muốn học hỏi. Nếu bạn chưa rõ về điều gì đó, hãy mạnh dạn hỏi người giám sát hay các anh/chị nhân viên thay vì cứ lẳng lặng thực hiện và mắc lỗi.

Hơn nữa, các công ty thường có xu hướng đánh giá thấp những nhân viên thực tập, rằng đó chỉ là sinh viên sắp ra trường, không có kỹ năng hay kinh nghiệm nên sẽ chỉ là “chân sai vặt” trong văn phòng. Hãy thay đổi quan điểm của họ bằng cách tận dụng mọi cơ hội thể hiện bản thân. Thậm chí khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đừng cho rằng đây là thời gian rảnh rỗi để lướt web, “chat chit”. Hãy đề nghị người giám sát giao thêm việc cho bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng phải khéo léo khi đề nghị được giao thêm việc, bởi như vậy người quản lý sẽ phải giám sát bạn cùng với hàng đống công việc khác của anh/cô ấy. Hãy chú ý những lúc sếp thoải mái hay ít việc. Đầu giờ làm buổi sáng hay sau bữa ăn trưa là thời điểm thích hợp để bạn thảo luận phần việc của mình.

Phớt lờ việc xây dựng mối quan hệ

Đừng bao giờ nghĩ rằng “Mình chỉ là một nhân viên thực tập, không cần phải biết tới những nhân viên khác trong phòng”. Ít nhất trong giai đoạn này, bạn là một phần của nhóm. Hãy thể hiện sự hòa đồng, thân thiện và tận dụng tối đa cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp này để gặp gỡ, mở rộng mối quan hệ. Có thể bạn sẽ ở lại làm việc cho công ty sau kỳ thực tập hay tìm được một công việc ưng ý khác nhờ sự năng nổ của mình.

Thường xuyên làm việc riêng

Dù trong thời gian thực tập bạn không được giao nhiều việc nhưng đừng vì thế mà thường xuyên lướt web, nhắn tin, làm việc riêng. Điều đó thể hiện bạn không muốn ở công ty này và gây khó chịu cho những nhân viên khác trong văn phòng.

Ăn mặc xuề xòa

Bạn không nên mang phong cách “quần bò, áo phông, giày bệt” từ giảng đường tới cơ quan. Sẽ không ai nhìn nhận bạn một cách nghiêm túc nếu bạn ăn mặc quá xuề xòa, không phù hợp với văn hóa công sở.

Hành động như một nhân viên tạm thời

Hãy xem kỳ thực tập như một quá trình phỏng vấn dài thay vì một công việc tạm thời, bởi mọi việc bạn làm đều được những người khác quan sát. Họ có thể đưa ra những nhận xét không có lợi cho công việc tương lai của bạn nếu nhận thấy những hành động của bạn thiếu chuyên nghiệp.

Do đó, hãy thể hiện sự phù hợp của bạn với vị trí và văn hóa công ty. Làm việc nhiệt tình như một nhân viên chính thức bằng cách tham gia năng nổ vào các hoạt động của công ty và luôn luôn coi mình là một thành viên trong nhóm chứ không phải người ngoài.

Không hỏi ý kiến đánh giá

Mục tiêu của bạn trong giai đoạn thực tập là lắng nghe những đánh giá tốt về việc mình làm. Bạn không nên chờ đợi tới khi kết thúc thực tập mới hỏi sếp về những việc mình có thể làm tốt hơn. Tốt nhất, sau 1 tháng đầu, khi kết thúc một dự án hay giữa quá trình thực tập, hãy mạnh dạn tới chỗ sếp và xin nhận xét của anh/cô ấy về bạn.

Không/ít mỉm cười

Hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn bằng cách mỉm cười. Dù bạn phải làm những việc vụn vặt hay tẻ nhạt, hãy thể hiện sự lạc quan để tạo ấn tượng tốt với mọi người, đồng thời giải tỏa bản thân khỏi những khó khăn, mệt mỏi.

Tự ý bỏ việc

Tự ý bỏ việc không một lời thông báo là hành động thiếu chuyên nghiệp. Trước khi kỳ thực tập kết thúc, hãy viết thư cảm ơn tất cả sếp và đồng nghiệp của bạn. Bạn cũng có thể mạnh dạn nói chuyện với sếp về cơ hội làm việc toàn thời gian nếu công việc hiện tại hoàn toàn phù hợp với bạn.


(Sưu tầm)

10 câu không nên có trong đơn xin việc


Thư xin việc giữ một vị trí quan trọng trong hồ sơ ứng tuyển của bạn. Nếu bạn nghĩ thư xin việc của mình là hoàn hảo thì bức thư đó phải tránh được tất cả những câu sau đây:

1. “Tôi đáp ứng được các yêu cầu của vị trí cần tuyển”. Hàng trăm ứng viên có thể đáp ứng các yêu cầu của vị trí cần tuyển. Câu “tuyên bố” này không đủ để bạn có được cái “liếc nhìn” thứ hai của nhà tuyển dụng. Cái bạn cần là phải giải thích được vì sao bạn là một ứng viên xuất sắc chứ không phải là một ứng viên vừa vừa.

2. “Tôi là một người làm việc chăm chỉ và giao tiếp tốt”, hoặc có thể là một người làm việc theo nhóm hiệu quả, chủ động, độc lập trong công việc… Đây chỉ là những lời nói sáo rỗng mà các nhà tuyển dụng chẳng buồn để ý tới. Tệ hơn, những câu như vậy không truyền tải được điều gì thực chất ngoài sự thật rằng bạn đang tự đánh giá bản thân, và những đánh giá đó không có trọng lượng với nhà tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng vẫn thích tự họ đánh giá về mọi thứ hơn.

3. “Tôi là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn”. Rõ ràng, câu này nghe không khiêm tốn cho lắm. Nếu đúng bạn là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, điều đó phải được thể hiện rõ qua các thành tích mà bạn đưa ra trong lý lịch. Những “tuyên bố” kiểu này chắc chắn sẽ bị đánh giá là “gàn dở”.

4. “Công ty sẽ không tìm được một ứng viên tốt hơn tôi”. Bạn không thể kết luận như vậy nếu bạn chưa biết rõ về các ứng viên còn lại. Câu nói này biến bạn thành một người khoe mẽ không phải lối. Nếu bạn thực sự xuất sắc, nhà tuyển dụng sẽ tự phát hiện ra bạn. Việc bạn tự vỗ ngực trong khi chưa có cơ sở sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá không tốt về bạn.

5. “Thưa ông/bà”. Ở hầu hết các lĩnh vực, câu này đã trở thành một câu chào hỏi cũ mòn, ngột ngạt. Nếu bạn biết tên của nhà tuyển dụng, hãy dùng tên của họ trong câu chào. Còn nếu không, hãy viết là “Thưa nhà tuyển dụng”. Câu này hoàn toàn ổn và sẽ không khiến bạn giống như đến từ những năm đầu thế kỷ.

6. “Tôi sẽ gọi cho ông/bà trong vòng một tuần để đặt lịch phỏng vấn”.Người tìm việc không thể đơn phương quyết định đặt lịch phỏng vấn. Một số người cho rằng, câu này giúp họ khẳng định bản thân là một người kiên trì, chủ động và giỏi về bán hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, nói vậy chỉ khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy bị làm phiền.

7. “Tôi sẵn sàng làm việc với mức lương dưới mức mà công ty đưa ra”. Những ứng viên viết câu này thường hy vọng rằng, nói vậy sẽ giúp họ được phỏng vấn khi mà những thông tin trong hồ sơ của họ không đủ hấp dẫn. Tuy nhiên, câu này không đem lại hiệu quả như họ muốn, vì các nhà tuyển dụng muốn tuyển người tốt nhất cho công việc và đã cân nhắc đầy đủ về ngân sách tiền lương cho vị trí cần tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ không chấp nhận một ứng viên yếu kém chỉ vì ứng viên đó chấp nhận mức lương thấp hơn.

8. “Tôi đã gửi kèm bảng điểm đại học, một danh sách tham khảo thông tin, 15 trang mẫu chữ viết tay, và bản đánh giá công việc mới nhất của tôi”. Trừ phi nhà tuyển dụng yêu cầu những thứ này, bạn không nên đưa chúng vào hồ sơ. Ở giai đoạn này, nhà tuyển dụng mới chỉ cần tới lý lịch nghề nghiệp và thư xin việc của bạn. Đừng làm họ phát ngợp với những thứ giấy tờ mà họ không đòi hỏi và có thể không muốn. Hãy đợi cho tới khi bạn tiến xa hơn trong quá trình xin việc, và hãy hỏi họ xem họ có cần những giấy tờ này hay không.

9. “Vui lòng liên hệ với tôi nếu ông/bà muốn xem lý lịch nghề nghiệp của tôi”. Người tìm việc đôi khi gửi một lá thư xin việc (cover letter) mà không gửi kèm lý lịch nghề nghiệp (resume) khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó hiểu. Nếu bạn viết thư xin việc để gửi cho nhà tuyển dụng, bạn bắt buộc phải gửi kèm lý lịch nghề nghiệp. Đó là thứ đầu tiên mà nhà tuyển dụng muốn xem và nếu không có, nhà tuyển dụng sẽ chẳng biết bạn là người như thế nào để tiếp tục trao đổi với bạn.

10. “Tôi thực sự cần một công việc. Tôi đang tuyệt vọng”. Các nhà tuyển dụng có thể cảm thông với bạn nếu bạn đang tuyệt vọng, nhưng điều đó không khiến họ tuyển bạn. Thư xin việc của bạn cần chú trọng vào nội dung vì sao bạn là người phù hợp với công việc mà bạn đang nộp đơn xin, chứ không phải là bạn cần công việc đó ra sao.
Phương Anh
Theo Business Insider

Bài giảng Tin học kế toán

Môn tin học ứng dụng có nhiệm vụ chủ yếu là trang bị các kiến thức cơ bản về kế toán, giúp sinh viên làm quen với hệ thống phần mềm như nhập liệu, trình bày, các công thức, các hàm liên quan, kiến thức về kế toán như định khoản, lập sổ cái, sổ chi tiết trên giấy.

Tài liệu upload theo yêu cầu tại Group Facebook 
https://www.facebook.com/groups/175388102598925/


      Password : wWw.kenhdaihoc.com



Tài liệu bao gồm các File sau đây:


Bai_03_Ke_toan_von_bang_tien.pdf (5.90 MB)
Bai_04_Ke_toan_vat_tu.pdf (6.64 MB)
Bai_05_Ke_toan_TSCD.pdf (1.88 MB) 
Bai_06_Ke_toan_tien_luong.pdf (5.02 MB) 
Bai_07_Ke_toan_gia_thanh.pdf (3.72 MB) 
Bai_08_Ke_toan_mua_hang.pdf (5.73 MB) 
Bai_09_Ke_toan_ban_hang.pdf (5.76 MB) 
Bai_10_Ke_toan_thue.pdf (5.87 MB)
Bai_11_Ke_toan_tong_hop.pdf (5.40 MB)
Bai_1_Tong_quan_ve_phan_mem_ke_toan.pdf (5.50 MB)
Bai_2_Mo_so_ke_toan_dn.pdf (1.19 MB)

Bài giảng kế toán xây dựng cơ bản

Bài giảng Kế Toán Xây Dựng Cơ Bản
Loại: Giáo trình-Bài giảng-Giáo án
Tác giả: Bùi Nữ Thanh Hà

Sơ lược nội dung.
Chương 1 Những vấn đề chung về hạch toán trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản
Chương 2 Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ lao động trong doanh nghiệp xây lắp
Chương 3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Chương 4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chương 5 Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá
Chương 6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Chương 7 Quy định chung về kế toán chủ đầu tư
Chương 8 Chứng từ kế toán các đơn vị chủ đầu tư
Chương 9 Sổ kế toán và một số nội dung về tài khoản kế toán áp dụng tại các đơn vị chủ đầu 
Bác nào đang làm công tác kế toán download về tham khảo nhé.
Link download :



      Password : wWw.kenhdaihoc.com

Công thức giải nhanh bài tập trắc nghiệp hóa học

Công thức giải nhanh bài tập trắc nghiệp hóa học
Xem thêm
Công thức giải nhanh trắc nghiệp hóa họcMột số công thức giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa hỌcCác công thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học[ Hot ] Công thức nhớ nhanh khi làm bài tập trắc nghiệm vật lý 12 - Ôn và luyện thi16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiêm hóa học + Các công thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học

Công thức giải nhanh trắc nghiệp hóa học

Việc nắm vững các công thức này sẽ giúp giải nhanh các bài toán .Nếu giải theo cách thông thường thì mất rất nhiều thời gian.Vậy hãy học thuộc lòng nhé.
Một số công thức giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa hỌc
Các công thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học
[ Hot ] Công thức nhớ nhanh khi làm bài tập trắc nghiệm vật lý 12 - Ôn và luyện thi
Sử dụng dấu bất đẳng thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học
16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiêm hóa học + Các công thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học

1. Công thức tính số đồng phân ancol đơn chức no, mạch hở : Cn H2n+2O2
Số đồng phân Cn H2n+2O2 = 2^(n- 2) ( 1 < n < 6 )
2. Công thức tính số đồng phân anđehit đơn chức no, mạch hở : Cn H2nO
Số đồng phân Cn H2nO = 2^(n- 3 ) ( 2 < n < 7 )
3. Công thức tính số đồng phân axit cacboxylic đơn chức no, mạch hở : Cn H2nO2
Số đồng phân Cn H2nO2 = 2^(n- 3 ) ( 2 < n < 7 )
4. Công thức tính số đồng phân este đơn chức no, mạch hở : Cn H2nO2
Số đồng phân Cn H2nO2 = 2^(n- 2 ) ( 1 < n < 5 )
5. Công thức tính số đồng phân ete đơn chức no, mạch hở : Cn H2n+2O
Số đồng phân Cn H2n+2O = (n-1)(n-2)/2 ( 2 < n < 5 )

6 . Công thức tính số đồng phân xeton đơn chức no, mạch hở : Cn H2nO
Số đồng phân Cn H2nO = (n-2)(n-3)/2 ( 3 < n < 7 )
7. Công thức tính số đồng phân amin đơn chức no, mạch hở : Cn H2n+3N
Số đồng phân Cn H2n+3N = 2^(n-1 ) ( n < 5 )
8. Công thức tính số trieste ( triglixerit ) tạo bởi glixerol và hỗn hợp n axít béo :
Số tri este = n^2(n+1)/2
9. Công thức tính số đồng phân ete tạo bởi hỗn hợp n ancol đơn chức :
Số ete = n(n+1)/2
10. Công thức tính số C của ancol no, ete no hoặc của ankan dựa vào phản ứng cháy :
Số C của ancol no hoặc ankan = nCO2/(nH2O-nCO2 ( Với nH2 O > n CO 2)
11. Công thức tính khối lượng ancol đơn chức no hoặc hỗn hợp ankan đơn chức notheo khối lượng CO2 và khối lượng H2O :
mancol = mH2 O - mCO2/11
12. Công thức tính số đi, tri, tetra…..n peptit tối đa tạo bởi hỗn hợp gồm x amino axit khác nhau :
Số n peptitmax = x^n 
13. Công thức tính khối lượng amino axit A( chứa n nhóm -NH2 và m nhóm –COOH ) khi cho amino axit này vào dung dịch chứa a mol HCl, sau đó cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với b mol NaOH.
mA = MA (b-a)/m
14. Công thức tính khối lượng amino axit A( chứa n nhóm -NH2 và m nhóm –COOH ) khi cho amino axit này vào dung dịch chứa a mol NaOH, sau đó cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với b mol HCl.
mA = MA (b-a)/n
mA = 89 = 17,8 gam 
15. Công thức xác định công thức phân tử của một anken dựa vào phân tử khối của hỗn hợp anken và H2 trước và sau khi dẫn qua bột Ni nung nóng.
Anken ( M1) + H2 => A (M2) ( phản ứng hiđro hóa anken hoàn toàn )
Số n của anken (CnH2n ) = (M2-2)M1/14(M2-M1)

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Cảm nghĩ của em ngày đầu tiên bước chân vào trường PTTH


Cảm nghĩ của em ngày đầu tiên bước chân vào trường PTTH



Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT .Bao niềm vui, sự hảnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.

Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trừơng thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”. 

Chúng tôi, các lớp 10 cũng như anh chị lớp 11 dược phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9.Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này.. 

Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trừong mới. 

Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường. 

Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ …

Hoặc

Đã 5 năm ta rời xa trường, 5 năm ta khoác bỏ chiếc áo đồng phục, 5 năm ta không còn được tham gia vào ngày tựu trường nữa. 5 năm với bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố cuộc đời. 

Cũng ngày này cách đây 8 năm, ta giống như các em học sinh đang học lớp 10 trường Lam bây giờ, ngơ ngác bước vào cánh cổng trường. Lần đầu tiên ấy, ta thấy trường của ta thật đẹp, thật hoành tráng. Ta vui lắm. Mọi thứ đều rất mới lạ, đầy bí ẩn đối với ta, ta thích thú khám phá dần dần. Từ những bộ bàn ghế chắc chắn tới chiếc bảng màu xanh lần đầu tiên ta thấy. Cả những bạn cùng lớp xinh xắn, hay các anh chị khóa trên chững chạc. Tất cả đều lung linh lắm. 

Ngày tựu trường đầu tiên của phổ thông cũng là ngày đầu tiên ta mặc áo dài. Chiếc áo dài trắng tinh khôi! Ta như con quạ hóa công khi mặc chiếc áo ấy bởi lẽ ta thấy mình lớn hơn, duyên dáng hơn, xinh xắn hơn. Chiếc áo dài ấy theo ta suốt 3 năm phổ thông và được treo ngay ngắn trong tủ quần áo của ta suốt 4 năm đại học. Ta không một lần mặc lại chiếc áo ấy khi vào đại học không phải vì ta đã có thêm 2, 3 chiếc áo dài mới với nhiều màu sắc đẹp hơn. Ta không mặc vì ta đã không còn có được vẻ vô tư, hồn nhiên, không còn có được tâm hồn trong sáng như khi còn học phổ thông nữa. Cuộc sống sinh viên với những bon chen, những khó khăn, va vấp với nhiều con người khác nhau khiến tâm hồn ta chai sạn, ta bị vương bụi bẩn. Ta thấy xấu hổ khi khoác lên mình chiếc áo dài trắng ấy. 
Ta nghe các em đang học ở trường nói không thích mặc áo dài, khó chịu khi năm nay tựu trường lại phải mặc áo dài. Dường như đối với các em, mặc áo dài là một cực hình.Các em đâu biết rằng, sau này các em sẽ nuối tiếc vì khi đang học phổ thông không được mặc áo dài mỗi tuần đấy. Nó cũng là một nét văn hóa của trường Lam để tự hào với bạn bè khắp nơi đó. 

Có lẽ, đối với các em mặc áo dài là mất tự do, mặc áo dài không thời trang bằng những bộ đồ đầy kiểu cách. Áo dài quá đơn điệu so với những chiếc áo khác. Hay vì các em là thế hệ 9x, các em hiện đại hơn, các em chối bỏ vẻ đẹp đơn giản, bình dị do chiếc áo dài mang lại.Nhưng dù hiện đại tới đâu thì hồn dân tộc vẫn không thể mất đi được đâu! 

Giờ ta đã không còn là học sinh phổ thông, đã chuẩn bị đi làm, nhưng ta luôn nhớ về ngày ta vào trường phổ thông. Đó là ngày đầu tiên ta đến trường được mẹ đưa đến và chờ ở cổng trường. Nghe khó tin quá, nhưng đó là sự thật. Suốt 9 năm đi học, ta không 1 lần dc mẹ hay bố, hoặc ông bà đưa đi học. Bố mẹ ta còn bận đón những khóa học trò vào trường như thầy ta đã đón ta khi ấy. Ta vui lắm. Vui vì cảm thấy có mẹ kề bên trong ngày đầu bỡ ngỡ ấy, vui vì dù có muộn nhưng ta vẫn cảm nhận được hạnh phúc khi có mẹ đưa đi học như bao bạn bè khác. 

Ba năm trung học đi qua thật nhanh, như cơn gió thoảng rồi đọng lại trong giây phút này là ta và một giọt thời gian rất khẽ. Có phải là "ta đi qua những năm tháng không ngờ. Vô tư quá để bây giờ xao xuyến". Giờ cũng vẫn là ngôi trường Lam ấy, cũng vẫn là khung cảnh học trò ấy, cũng vãn là những thế hệ thầy cô và bao bạn bè năm xưa nhưng tất cả giờ chỉ còn là hoài niệm!!! 

Chưa một lần trở về trường xưa, chỉ nghe tin về trường qua bạn bè và các em khóa sau. Ta nhớ trường, nhớ bạn cũ, nhớ thầy cô lắm. Ngồi ngẩn ngơ đọc lại đôi vần thơ cũ của Hoàng Nhuận Cầm: 

"Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế. 
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?" 
Thèm lắm một tiếng trống trường xưa vọng lại!
Sưu tầm