Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Từ 1949 đến 2000, cách mạng Trung Quốc đã trải qua những giai đoạn nào ? Tóm tắt nội dung chính của từng giai đoạn



Từ 1949 đến 2000, cách mạng Trung Quốc đã trải qua những giai đoạn nào ? Tóm tắt nội dung chính của từng giai đoạn.

>> Từ 1949 đến 2000, cách mạng Trung Quốc đã trải qua những giai đoạn nào và Tóm tắt

Trung Quốc đứng đầu thế giới về dân số và thứ ba về diện tích .
1. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959).
a. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa.
-Từ 1946 – 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản:
-Cuối năm 1949, Đảng Quốc Dân thất bại phải bỏ chạy ra Đài Loan. 
- Ngày 01/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
Ý nghĩa:
- Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.
- Xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH. 
- Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới.


b. Mười năm đầu xây dựng CNXH:
* Nhiệm vụ hàng đầu là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục. 
* Về kinh tế:
- Thực hiện khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp , phát triển văn hóa, giáo dục.
- 1953 – 1957: hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, (sản lượng công nghiệp tăng 140% (1957 so 1952); sản lượng nông nghiệp tăng 25%.
- Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc.
- Đời sống nhân dân cải thiện .
* Về đối ngoại:
- Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. 
- Ngày 18/01/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
2. Trung Quốc – những năm không ổn định (1959 – 1978) 
a. Về đối nội: không ổn định về kinh tế ,chính trị xã hội :
* Kinh tế:
-Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”không đạt hiệu quả .
- Gây nên nạn đói nghiêm trọng trong cả nước, đời sống nhân dân khó khăn, sản xuất ngừng trệ, đất nước không ổn định.

* Chính trị:
-Không ổn định. 
-Nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc bất đồng gay gắt về đường lối, tranh giành quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1976), để lại những hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với nhân dân Trung Quốc.
b. Về đối ngoại:
-Ủng hộ Việt Nam chống mỹ và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi và Mỹ la tinh.
-Xung đột biên giới với Ấn Độ và Liên Xô.
-Từ 1972, bắt tay với Mỹ.

3. Công cuộc cải cách – mở cửa ( từ 1978 ):
- Tháng 12-1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối đổi mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
- Đến Đại hội XIII (10.1987), được nâng lên thành Đường lối chung của Đảng:
a. Về kinh tế
- Phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN, nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Sau 20 năm kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, tăng trưởng cao, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. 
- Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003 phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian)
b. Về đối ngoại
- Có nhiều thay đổi , vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.
-Thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).
-Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc , nhưng đến nay Trung Quốc vẫn chưa kiểm soát được Đài Loan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét